Đối với điều kiện khí hậu như Việt Nam thì không sử dụng sơn chống thấm hoặc chống thấm không đúng cách là một sai lầm lớn trong xây dựng nhà ở. Khi không chống thấm, trên tường
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tường nhà mau xuống cấp như: Bỏ qua khâu xử lý bề mặt, hệ thống sơn không đồng bộ, hay không sử dụng sơn chống thấm… trong đó, việc lựa chọn sơn nước không phù hợp là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tường nhà phồng rộp, bong tróc, nấm mốc và rong rêu bám đầy.
Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp khiến tường nhà mau xuống cấp, hư hỏng.
Bỏ qua khâu xử lý bề mặt
Nhiều người bỏ qua công đoạn xử lý bề mặt tường nhưng không biết rằng tường càng sạch thì lớp sơn càng đẹp và càng bám chắc. Trong trường hợp tường bị sần sùi do rong rêu, bám bẩn, thì khi phủ lớp sơn lên sẽ không tạo được độ nhẵn mịn cần thiết, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng thì sẽ gặp hiện tượng bong tróc. Vì vậy, công tác xử lý bề mặt tường là rất quan trọng để gia tăng tuổi thọ cho ngôi nhà.
Bề mặt tường càng được làm sạch thì lớp sơn càng đẹp và càng bám chắc
Sử dụng sơn kém chất lượng
Sơn kém chất lượng được coi là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mau xuống cấp ở tường nhà. Dưới tác động của yếu tố môi trường và thời tiết, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, những lớp sơn rẻ tiền sẽ nhanh chóng phồng rộp, bong tróc, rạn nứt. Vì vậy, bất kể là tường ngoài hay tường trong nhà, các chuyên gia cũng khuyến cáo đừng quá quan tâm đến giá sơn nước mà chọn những dòng sơn rẻ tiền, chất lượng kém.
Hệ thống sơn không đồng bộ
Sử dụng hệ thống sơn nước không đồng bộ (dùng sơn nước trong nhà và ngoài trời không cùng một hãng, một thương hiệu) cũng là nguyên nhân khiến các bức tường dễ bị xuống cấp. Ngoài ra, giữa các lớp sơn không có sự tương thích, sơn lót của một hãng, sơn phủ của một hãng cũng khiến các lớp sơn không có độ kết dính với nhau, dễ ngấm nước, bong tróc, rạn nứt…
Đối với điều kiện khí hậu như Việt Nam thì không sử dụng sơn chống thấm hoặc chống thấm không đúng cách là một sai lầm lớn trong xây dựng nhà ở. Khi không chống thấm, trên tường sẽ xuất hiện những vết mốc, vết loang lổ rất mất thẩm mỹ. Nếu để càng lâu, những vết mốc này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc, kết cấu ngôi nhà và chi phí để khắc phục, sửa chữa là cao gấp 2 – 3 lần chi phí sử dụng sơn chống thấm.
Không dùng sơn lót chống kiềm
Sơn lót là loại sơn mà trong thành phần có chứa vôi và xi măng, nhờ đó có khả năng chống kiềm tuyệt đối, tăng cường tính chống thấm cho bề mặt tường. Một số người có thói quen sử dụng sơn phủ màu trắng thay cho sơn lót, nhưng cách này không được đánh giá cao bởi sơn phủ hoàn toàn không có khả năng chống thấm, chống kiềm.
Trong quá trình thi công sơn nước, nếu không sử dụng sơn lót thì người dùng phải tăng cường sử dụng sơn phủ, mà giá sơn phủ cao gấp nhiều lần giá sơn lót, như vậy thành ra “tính già hóa non”, không mang lại hiệu quả kinh tế. Chưa kể việc sử dụng nhiều sơn phủ có thể tạo nên bức tường đậm màu không như mong muốn.
About The Author: Admin
More posts by admin